Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Chào các bạn hihi ... đây là bài mở đầu của chuổi bài về Bartender của mình! ...

hi ... theo tiêu đề của bài viết bài này sẽ đánh dấu sự trở lại của Vinh'Life style sau 1 thời gian vắng bóng ... chuỗi bài viết này sẽ có trên một blog khác nhưng sẽ được link tại đây ... Vinh a Bartender.
tại sao mình lại đặt tên là Vinh a Bartender, vì mình muốn bản thân mình luôn ghi nhớ tại sao lại bắt đầu, không phải để kiếm thiệt nhiều tiền, danh vọng hay bất cứ gì khác, mà là một Bartender kiến người ngồi đối điện cảm thấy được chăm sóc, quan tâm và thấu hiểu khi ngồi trước quầy bar!

Vinh a Bartender
Contact :
FB : Vinh
Instagram : Vinhsstyle
email : vinhsstyle@gmail.com
Nguon :  Vinh a Bartender

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Tổng hợp các loại da thuộc

Da thuộc là một dạng vật liệu bền và dẻo được tạo thành thông qua quá trình thuộc da từ da động vật như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu... Da thuộc được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ quy mô cá thể đến quy mô công nghiệp.

Da thuộc

Da thuộc là một dạng vật liệu bền và dẻo được tạo thành thông qua quá trình thuộc da từ da động vật như da bò, trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu... Da thuộc được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ quy mô cá thể đến quy mô công nghiệp.
Con người tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ da thuộc bao gồm quần áo, giày, mũ, ví, thắt lưng, huy hiệu, bìa bọc sách, giấy da và bọc các đồ đạc trong nhà...

Các phương pháp da thuộc

Có một số phương pháp da thuộc như dưới đây:

  • Da thuộc bằng Crom (Chrome-tanned leather): phương pháp này được sáng chế năm 1858, sử dụng Cr2(SO4)3 • 12(H2O) và các loại muối Crom khác. Phương pháp này tạo ra sản phẩm mềm, dẻo hơn và không bị mất màu, mất kiểu dáng như phương pháp Da thuộc thực vật. Phương pháp này tạo ra sản phẩm có màu xanh do có Crom và cũng tạo ra được nhiều màu khác. Phương pháp này chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành do đó làm cho phương pháp này trở nên phổ biến. Có báo cáo cho biết phương pháp này chiếm tới 80 % nguồn cung toàn cầu.
  • Da thuộc thực vật (Vegetable-tanned leather)
  • Da thuộc bằng Anđêhit (Aldehyde-tanned leather)
  • Da thuộc bằng Fomanđêhit (Formaldehyde tanning)
  • Brain tanned leathers
  • Chamois leather
  • Rose tanned leather
  • Synthetic-tanned leather
  • Alum-tanned leather
  • Rawhide

Các loại da thuộc

Để tạo ra da thuộc phải qua giai đoạn sơ chế chuẩn bị cho tấm da sạch, mềm, và dễ thẩm thấu các chất hóa học hay tự nhiên sẽ được sử dụng để biến tấm da sống thành da thuộc để dùng trong thời trang, may mặc, và các ngành công nghiệp khác. Trước tiên, da được lóc cẩn thận khỏi các thớ thịt và mỡ, rồi được phân loại cẩn thận theo chủng loại da và chất lượng. Sau đó da được ngâm để giũ sạch các chất bẩn. Tiếp theo, một loại vôi nước được sử dụng để tẩy lông đồng thời loại bỏ một số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da sẽ thẩm thấu tốt hơn những hóa chất sẽ được sử dụng trong công đoạn kế tiếp. Tùy theo nơi sản xuất, các chất hóa học hay các chiết xuất từ thiên nhiên sẽ được sử dụng để làm da mềm hơn, dai bền hơn, chống thấm nước tốt hơn, và giữ không bị thối rữa theo thời gian. Tiếp theo, da được phơi ráo nước, bôi dầu, phơi khô, nhào cho mềm và đều dầu, cán phẳng, và nhuộm màu theo nhu cầu.

Nguồn olug.vn

Vì sao da thật có giá thành cao?

Ngoài độ bền của chất liệu thì giá thành của nguyên liệu gốc đến quy trình thuộc da và chế tác sản phẩm dẫn đến giá thành của của các sản phẩm da thật khá cao. Chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình thuộc da như thế nào?




Để có 1 sản phẩm bằng da đẹp cách thợ thuộc da lành nghề phải thực hiện rất rất nhiều công đoạn phức tạp. Các sản phầm bằng da: thắt lưng nam, nữ, ví da nam nữ các loại cặp da nam, túi da nam hay giày da nam nữ, quần áo…phải  trải qua hàng trăm bước mới tạo thành sản phẩm chúng ta sử dụng hiện nay. Tuy nhiên quy trình thuộc da chỉ có 3 khâu cơ bản.
Hoclamda.com sưu tầm và tổng hợp quy trình cơ bản như sau:
Chuẩn bị
Thuộc da
Chỉnh sửa và hoàn thiện.
1- Chuẩn bị thuộc:
Chuẩn bị là công đoạn đầu tiên trong quy trình thuộc da, ở công đoạn này mục đích là loại hết nhưng thành phần thừa ( không cần thiết) khi cho ra một sản phầm da, đó là các mô liên kết, biểu bì, các chất có thể dễ dàng bị vi khuẩn phân hủy …, tạo  liên kết giữa chất thuộc da với sợi collagen trong giai  đoạn thuộc da.
Tất cả các con da trước khi thuộc phải được phân loại kỹ càng theo chủng loại, kích thước khối lượng, tính chất riêng …để có phương pháp bảo quản để có chế độ xử lí thích hợp với từng loại.
Các bước trong quá trình chuẩn bị thuộc có thể khác nhau, phụ thuộc vào nguyên liệu, phương pháp bảo quản và mục đích sử dụng da thành phẩm.
Những cơ bản khâu chuẩn bị: tạo ẩm, ngâm vôi, tẩy lông, tẩy vôi, làm mềm bằng cách axit hoá được áp dụng cho tất cả phương pháp thuộc. Nếu da sử dụng trong công nghiệp, công đoạn làm mềm, axit hoá không thực hiện hoặc thực hiện ở mức độ nhẹ.
a. Tạo ẩm ( Hồi tươi):
-Mục đích của tạo ẩm là: nhằm phục hồi lại lượng nước có ở trong da bị mất đi do quá trình bảo quản ( từ 35-45% lên 60-70% đối với da bảo quản bằng muối và giảm đến 18% -50% đối với da bảo quản phơi khô), đồng nghĩa với việc làm cho cấu trúc sợi da trở lại như trạng thái gần ban đầu.
-Với da bảo quản bằng phương pháp phơi khô thì tạo ẩm khó hơn phương pháp uớp muối.Vì vậy tạo ẩm chủ yếu bằng cảm quan, đạt yêu cầu là khi lông có độ mềm mại gần như do khi tươi.
-Thời gian hồi tươi lâu sẽ làm vi khuẩn sinh sôi và gây hư hỏng da do một phần collagen trong da bị phân huỷ nên chú ý thời gian trong giai đoạn này.
– Ngoài ra nhiệt độ trong gia đoạn này rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn tốt nhất là 26-27 độ C.
b.Tẩy lông, ngâm vôi:
-Mục đích: tẩy sạch lớp lông, biểu bì, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da.Công đoạn này khá phức tạp, hoá chất tẩy lông ngâm vôi có tác dụng phá huỷ lớp chân lông và lớp biểu bì trên mặt da đồng thời làm trương nở da, nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất, nước, nhiệt độ, thời gian.
-Tẩy lông ngâm vôi, sự tác động của kiềm làm sạch lông và chân lông là sunfuanatri đóng vai trò quan trọng, pH tẩy chân lông là 12-13.
-Ngày nay với kỹ thuật thuộc da hiện đại, ngâm vôi được tiến hành trong foulons với vận tốc là 3-4 vòng/phút, thời gian là 12-18 giờ và cần đảo cứ 10 phút/giờ để dung dịch thấm đều vào da.
-Nước rửa da là nước cứng sẽ tạo trên bề mặt da lớp CaCO3 làm da thành phẩm có chất lượng kém nên khi rửa cần thêm 0,5% lượng vôi so với lượng da tránh giảm chất lượng da.
-Tẩy lông ngâm vôi: Thực hiện trong foulons, trọng lượng nước và hoá chất tính theo lượng da phù hợp, được quay trong thời gian 12h-24h
c. Xẻ mỏng:
-Xé mỏng được thực hiện trên máy xẻ chuyên dụng cho con da có độ dày đồng đều theo yêu cầu sử dụng.
Ví dụ: Da sau khi ngâm vôi có độ dày mặt cật là 4 mm, sau thuộc còn 2,8 mm, sau khi bào là 2,6 mm và đến da hoàn thành độ dày 2,3 mm.
d. Tẩy vôi, làm mềm:
Da sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong do cần được loại bỏ, nếu không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc Crôm và kể cả thuộc tanin thảo mộc).
-Tẩy vôi và làm mềm thường được tiến hành trong foulons, quá trình làm mềm được tiếm hành sau khi đã tẩy vôi loại bỏ các hóa chất kiềm trong da, tắng chất lượng da.
– Hiện nay thường dùng foulons có tốc độ cao hơn tốc độ thùng quay để hồi tươi và tẩy lông, nhằm nâng cao khả năng tẩy của các tác nhân tẩy. Tuỳ theo mặt hàng, việc tẩy vôi có thể dùng các tác nhân khác nhau.
– Làm mềm: là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ sự trương nở và lớp ghét trên mặt cật. Các tác nhân làm mềm sẽ tác dụng đến các collagen không có cấu trúc như sợi đàn hồi tăng sự mềm mại, độ đàn hồi của mặt cật, việc này có ý nghĩa lớn đố với da thuộc Crôm – mặt hàng làm thắt lưng da, vi da, cặp da, túi da, găng tay, bọc đệm; nhưng không có y nghĩa đối với các loại da cứng như da đế giày, da dùng cho công nghiệp.
-Thực tế, quá trình làm mềm được thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy vôi và cùng trong một bể của công đoạn tẩy vôi.Yếu tố nhiệt độ  và thời gian rất quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 370C, vì nhiệt độ này thích hợp cho hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối ưu là 8,3. Thời gian làm mềm phù hợp, quá lâu sẽ giảm độ bền chịu kéo của da.
– Phương pháp kiểm tra quá trình làm mềm băng cách gấp da lại và vắt để cho bọt khí đi qua.
2 –  Thuộc da:
Thuộc da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc tính tối ưu của nó như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước và các môi trường khác, chịu được tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu khí cao.
Kali bicrômat: là hóa chất thường dùng để thuộc da K2Cr2O7
-Hiện nay, người ta dùng các tác nhân trung hoà khác nhau, tác dụng nâng kiềm của chúng tăng lên một cách từ từ như: Mentrigan MOG, khoáng đôlômit.
-Tiếp theo công đoạn sau, ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá ,thử nhiệt độ và pH.
Đối với da phèn cần dùng chất chống mốc để phòng mốc, thường dùng 0,3-0,5% Preventol WB.
3 – Chỉnh sửa và hoàn thiện da thuộc:
Da sau khi thuộc độ ẩm còn rất cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh lý.
Đây là giai đoạn chỉnh sửa da, trau truốt, da để da thành phẩm ưng ý, đạt yêu cầu, đúng mục đích sử dụng.
Có nhiều loại da thuộc, mỗi loại da lại được chỉnh sửa theo phương pháp khác nhau cho ra những tấm da thuộc có phẩm chất khác nhau. Phân biệt các loại da làm nên những chiếc ví thời trang
Da được đưa đến xưởng may gia công giày da, thắt lưng da, ví da , quần áo da, cặp túi da…!
Chưa hết để có những chiêc thắt lưng da, ví da, giày da nam đẹp quan trọng còn  khâu chế tác gia công da:
Sau quá trình thuộc da còn qua rất nhiều bước sản xuất gia công chúng ta mới có 1 sản phầm da tuyệt vời như trên.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Cách sử dụng và bảo quản giày da hiệu quả, đúng cách

Trong đặc tính riêng của từng loại da và dưới tác động của điều kiện môi trường khác nhau dễ làm hỏng hoặc giảm chất lượng của một đôi gìay dù cao cấp nhất. Nhất là vào những thời điểm ẩm ước, nấm mốc càng có khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn.... Vậy làm cách nào để có thể giữ được một đôi giày bền đẹp...?
Mùa đông đến những đôi giày da là vật dụng không thể thiếu mỗi khi chúng ta đi ra ngoài. Chúng giữ ấm cho đôi chân bạn, và để chăm sóc cho đôi giày của bạn luôn bền đẹp theo thời gian Hoclamda.com sẽ chia sẻ tới bạn các thủ thuật chăm sóc giày da trong mùa đông lạnh giá này.

Thủ thuật:
  • Trong vài lần đầu tiên, hãy cố gắng mang giày mới trong điều kiện khô ráo càng lâu càng tốt, sau đó hãy cố để tránh đừng mang suốt chỉ một đôi giày.
  • Mang một đôi giày cách ngày sẽ kéo dài tuổi thọ của chúng, giúp chúng nhìn thanh nhã và có cảm giác thoải mái.
  • Sử dụng một loại kem hoặc xi tốt là việc cần thiết để bảo quản da và giúp cho đôi giày nhìn đẹp. Đánh xi một tuần một lần là đủ.
  • Làm sạch giày bằng bàn chải hoặc miếng vải ẩm trước khi cho lên một loại kem hoặc xi đánh giày tốt có màu sắc phù hợp.
1. Giày da lộn

Giày da lộn có thể thật sự khó bảo quản, đặc biệt nếu nó không được làm từ cơ sở thông thường và các dấu vết đã lưu lại trên giày quá lâu. Về cơ bản, da lộn không có lớp bảo vệ và có thể dễ dàng bị dính bẩn, nếu bạn làm đổ rượu đỏ lên giày da lộn màu be, bạn chắc chắn sẽ biết điều đó!
Nếu bạn đã từng mua một đôi giày da lộn, có nhiều khả năng người bán hàng cũng đã đề nghị bán cho bạn thứ làm sạch/ bảo quản da. Nói chung đây không phải là mánh lới buôn bán, nó như là một lời khuyên vì da lộn rất dễ bị bẩn, và cách tốt nhất để chăm sóc chúng là bảo vệ chúng khỏi bị bẩn hơn là loại bỏ vết bẩn đã có!
Nếu bạn có thể, việc loại bỏ bùn từ khi nó còn ẩm với một con dao cùn là một ý tưởng hay, sau đó loại bỏ những gì còn sót lại bằng một miếng vải ướt. Tiếp tục chà tấm vải để ngăn bụi bẩn quay trở lại. Sau đó làm sạch bề mặt bằng bàn chải móng tay với một ít nước nhưng KHÔNG ĐƯỢC dùng bất cứ chất tẩy rửa nào vì nó có thể làm hỏng khả năng chống nước của đôi giày.
Nếu bùn trên giày đã khô, thì ở đây có một số thủ thuật để giúp bạn chăm sóc giày da lộn:
  • Cạo bùn càng nhiều càng tốt bằng một con dao cùn.
  • Rửa sạch phần còn lại với nước bằng một tấm vải hoặc bàn chải.
  • Để giày khô ở nơi thoáng mát chứ không phải trong lò sưởi!
  • Chà bụi bẩn còn lại bằng bàn chải cho da lộn.
Phục hồi bề mặt…
Việc chải da luôn là tốt nhất với một bàn chải dành cho da lộn và nên chải theo chuyển động tròn. Để tạo bề mặt bông nhẹ trên một vùng nhỏ cứng đầu, bạn có thể thử chà xát nhẹ nhàng bằng giấy nhám hoặc dùng một con dao cùn. Một mẹo nhanh là chải lúc còn ẩm sẽ hiệu quả cho việc khôi phục vẻ bề ngoài hơn. Một mẹo hay là bạn có thể làm ẩm da lộn bằng cách giữ nó cách vòi của một cái ấm đang đun nước khoảng 6 inches.
2. Giày da Nubuck

Giày Nubuck tương tự như giày da lộn ở chỗ bề mặt được mài mòn để tạo ra một lớp bông mịn. Tuy nhiên, mọi người thường hay nhầm lẫn giữa da Nubuck và da lộn. Sự thật là, da lộn là phần trong của miếng da (mặt thịt) còn da Nubuck thì lại được tạo ra từ mặt grain của da (mặt ngoài), làm cho da mềm đến không ngờ.

Một lần nữa, Nubuck không được bảo vệ, ngoại trừ thuốc xịt bảo vệ có thể được dùng cho da, vì vậy bạn phải cẩn thận mỗi lúc và mỗi nơi mang giày Nubuck… chắc chắn không nên mang giày Nubuck để làm vườn!
Giày Nubuck thông thường có thể làm sạch bằng cách lau chùi với một miếng vải nhúng vào nước xà phòng ấm. Cũng có những sản phẩm đặc biệt để làm sạch và bảo quản giày Nubuck. Bảo vệ bằng thuốc xịt và xà phòng là rất quan trọng trong bảo quản giày Nubuck.
3. Giày da thật nói chung

Giày da tương đối dễ bảo quản.. chỉ cần chắc chắn sản phẩm bạn mua là phù hợp để sử dụng, ví dụ không nên cho xi đen lên một đôi giày màu be. Sau đây là vài hướng dẫn cơ bản:-
  • Để giày khô trước khi làm sạch và đánh xi
  • Làm sạch giày bằng dụng cụ làm sạch da để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt
  • Thỉnh thoảng sử dụng chất điều hòa để làm mềm và trơn da
  • Đánh xi với loại kem, chất lỏng hay bột phù hợp
  • Thỉnh thoảng hãy dùng sản phẩm phù hợp để chống chọi thời tiết

Nguồn: Internet

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

May da bò thì thường dùng loại chỉ nào ?


Nhỏ như cây kim sợi chỉ – người ta vẫn ví von như thế cho những thứ nhỏ nhặt không đáng quan tâm. Thế nhưng với một người làm da, chỉ là thứ không thể coi nhẹ được.Hãy cùng OLUG khám phám xem loại chỉ nào thì thường được dùng để may da bò nhé !

Chỉ có nhiều size hay chỉ 1 size ?
Chỉ có rất nhiều kích thước, từ chỉ số 2 đến chỉ số mười mấy. Thông thường mình dùng chỉ hồ số 4 và số 6, tiện cho việc làm ví và túi loại nhỏ. Túi loại to thì dùng chỉ to hơn. Cái này tùy thẩm mỹ mỗi người, thích sao dùng vậy.
Chỉ có những loại nào ?

Chỉ may da có nhiều loại, mình liệt kê ra mấy loại mọi người vẫn thường dùng.
♠ Chỉ vải: Chỉ thường theo dạng dẹt, các sợi được dệt với nhau, không bị tưa, nhưng may lên đường không được đẹp và không bền bằng các loại chỉ kia.
♣ Chỉ nilon, chỉ dù: Loại chỉ làm bằng nilon, may một lúc là bị xoắn tơi tả. Thường là loại chỉ may da dễ kiếm nhất.
♥ Chỉ hồ: Thực ra nhiều chỗ bán chỉ sáp và gọi là chỉ hồ, cũng chính xác, bởi chỉ hồ chung quy cũng là chỉ bôi sáp. Chỉ này cũng được làm bằng nylon hoặc vải, nhưng được nhúng các sợi với keo, sau đó xoắn với nhau thành sợi. Mình thích dùng chỉ này nhất, may dễ, đường chỉ mượt mà không bị tưa. Nếu không chuyên dùng chỉ thì khó có thể nhận ra sự khác nhau giữa chỉ hồ và chỉ nylon, nhưng may lên thì rất khác biệt, không bị xơ hay tách ra như chỉ dù và nilon.
♦ Chỉ sáp: Là loại chỉ nylon hoặc chỉ vải, nhưng sau khi xoắn lại, được phủ lớp sáp bên ngoài. Tức là so với chỉ hồ, chỉ sáp khác ở chỗ bọc ngoài chỉ, coi như bảo vệ lõi bên trong khỏi bị nước ăn mòn. Nhược điểm là chỉ sáp thường có lớp sáp nhiều, nên sợi thô và khi xâu chỉ thì lớp sáp hay bị dồn lại. Mình cũng có dùng chỉ này cho ví, lỗ đục phải to, nên rõ sợi chỉ chứ không mịn được như chỉ hồ.
Có cần chọn lựa thương hiệu không?
Theo mình là cần. Bởi mình dùng qua mấy loại chỉ cùng loại với nhau, nhưng độ xoắn của chỉ có sự chắc chắn hay lỏng lẻo khác nhau, lớp sáp dày mỏng, đều hay không đều, sợi nylon bị tưa nhiều hay ít, tất cả đều khác biệt. Có thể là mình quá cầu toàn khi để ý đến những thứ này, nên mới chú trọng thương hiệu đến thế.

12 cách vệ sinh đồ da cực chuẩn

Bạn có nhiều món đồ như túi xách, ví, áo khoác,thắt lưng nam,…được làm từ da một chất liệu đắt tiền? Bạn không biết cách bảo quản làm sạch nó để giúp món đồ của mình sử dụng thời gian lâu hơn? Nhưng tất cả sẽ trở nên đơn giản khi bạn biết cách vệ sinh đồ da đúng cách cho chiếc túi xách của mình cũng như với các vật dụng khác trong gia đình.

I. Cách làm sạch túi da thật từ nguyên liệu dễ tìm

1. Cách làm sạch túi da bằng cồn

Khi chiếc túi bị bẩn bạn hãy dùng một miếng cotton nhúng vào dung dịch cồn và cũng lau nhẹ lên bề mặt da, đến khi vết bẩn biến mất.

2. Cách làm sạch túi da thật bằng nước ấm

Để có được một chiếc túi xách da sáng bóng lâu hơn, bạn nên dành thời gian thi thoảng lâu bề mặt da bằng nước ấm pha chút xà phòng có nồng độ kiềm nhẹ. Sau đó hãy dùng vải mềm thấm vào dung dịch lau nhẹ là được ngay.

3. Cách đánh bay mùi của túi da bằng backing soda

Một biện pháp cực tốt để chiếc túi thơm tho thì bạn hãy dùng ngay bột backing soda một ít cho vào túi khoảng 24h là được ngay.

II. Những lưu ý cần thiết cho bạn khi vệ sinh đồ da

4. Cần làm sạch ngay lập tức khi túi da bị bẩn

Sẽ nhiều người cho rằng khi túi da mắc bẩn không nhất thiết phải lâu ngay mà khi nào lâu cũng được. Nhưng đó là sai lầm chỉ cần bạn để thời gian vết bẩn khô lại bám chặt vào da hơn thì càng khó lâu hơn.

5. Cách làm sạch túi da bị mốc

Khi món đồ của bạn được làm bằng da bị mốc, nếu phát hiện sớm thì cách tốt nhất hãy lấy một chiếc giẻ sạch sau đó thấm dầu thống và lau nhẹ trên bề mặt da cho sạch.
Còn nếu như bạn đã để mộc xâm hại vào sâu trong da mà sử dụng phương phát thông thường không được thì bạn cần phải dùng giấy nhám vò nhuyễn để đánh lên các vết mốc cứng đầu. Đánh xong bề mặt da không đều màu bạn phải tô lại cùng màu da. Cuối cùng là đánh lại xi đánh giày cho bóng.

6. Tuyệt đối không dùng khăn tẩm hóa chất dùng để làm sạch túi da

Đôi khi chỉ vì tiện có khăn ướt dùng cho trẻ bạn dùng luôn để lau vết bẩn cho chiếc túi của mình. Với nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ dễ dàng khiến cho túi bị phai màu, nhăn nheo và cả làm khô lớp da. Chính vì thế mà bạn nên dùng khăn ấm bình thường chỉ pha một chút xà phòng loãng để làm sạch.

7. Cách làm sạch túi da màu trắng

Khác với các màu tối khác, việc vệ sinh đồ da màu trắng cần sự cẩn thận hơn, tốt nhất bạn không nên dùng cồn, giấm ăn, hay xà phòng để tẩy rửa mà nên áp dụng cách vệ sinh đồ da đến từ dung dịch chuyên dụng dành cho đồ da để loại bỏ vết bẩn.

8. Cách làm sạch túi da sần hay da mịn đều lau theo chiều dọc

Cách lau theo chiều nào để giúp da sạch mà hai làm hại tới kết cấu da đó là bạn hãy lau theo chiều dọc nhé.
Cách làm sạch túi da sần

9. Làm sạch túi da các vết dầu mỡ tuyệt đối không dùng nước

Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không dùng nước để lau nó đi, nhưng bạn chỉ cần sử dụng cách vệ sinh đồ da bằng chiếc khăn khô lâu từ từ sẽ sạch ngay. Nếu dùng nước để lau làm lan vết dầu mỡ ra vùng khác cũng như hỏng bề mặt da.

10. Test thử một vùng da khuất trước khi làm sạch tất cả bề mặt

Để đảm bảo dung dịch làm sạch cũng như các tác động lực không làm hư hại hai hỏng màu ra thì bạn nên test thủ ở một góc nhỏ khuất sau đó mới áp dụng cho toàn bộ bề mặt túi.

11. Hạn chế để ánh sáng mặt trời tiếp xúc

Ngoài những cách làm sạch da thì bạn cũng lưu ý tới cách bảo quản túi xách của mình. Như tránh  tác động trực tiếp của ánh năng mặt trời quá nhiều sẽ làm da bị hỏng và nổ, tuổi thọ sử dụng sẽ giảm nhanh chóng.

12. Không sử dụng bạn phải nhét bông vào

Bạn muốn giữ được phom dáng chuẩn cho chiếc túi xách da của mình, khi không dùng nữa hãy nhét bông vào đều góc cạnh nhé.

Hy vọng qua bài chia sẻ cách vệ sinh đồ da cũng như đặc biệt dành cho túi thì bạn đã có được kinh nghiệm cho mình. Chúc bạn luôn có được những món đồ bền đẹp với thời gian.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

Làm ví da và cách chọn loại da phù hợp để làm ví


Chiếc ví là một vận dung không thể thiếu đối với bất kì ai. Có rất nhiều loại ví và chất liệu da khác nhau làm người tiêu dùng khó lựa chọn! Mọi người thường đặt ra nhiều câu hỏi: Da nào làm ví thì đẹp ?..... Mỗi chất liệu da thường lại đòi hỏi người thợ da một kĩ thuật khác. Hôm nay, trong bài viết này Olug sẽ cùng các bạn tìm hiểu về loại da nào thì thích hợp để làm ví ......
Chọn loại da như thế nào để làm ví ?. Đây là câu hỏi rất dễ trả lời đối với người trong nghề mặc dù nếu trả lời nó hơi phức tạp và dài dòng. Trong bài này, Olug sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để lựa chọn.
Có rất nhiều chủng loại da thích hợp để làm một chiếc ví, mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau. Ví dụ tên một số loại da: Sáp, sáp ngựa điên, da mộc, Veg-tan, Pullup, Nappa, Mil, Nubuk, Horween, da cá sấu, da sơn, thậm chí là các loại da cáng si…


Làm một chiếc ví thì chúng ta nên chọn loại da có dộ dầy từ 0.8mm đến 1.5mm đối với ví nam; và 1mm đến 2mm đối với ví nữ, chất da hơi đanh. Trong trường hợp da không đanh nhưng ta lại cần tạo dáng cho sản phẩm (đối với ví nữ) thì phải có lớp lót phía trong.


Bên dưới đây mình tổng hợp ngắn gọn thông tin thích hợp cho các bạn mới làm, để dễ chọn lựa:
 ♣ VÍ NAM:


– Da: sáp, Horween, mộc chrome, Veg-tan (đòi hỏi phải biết nhuộm hoặc mua Veg-tan nhuộm sẵn), Pullup, Mil, da sơn…
– Độ dầy: 0.8mm – 1mm (có thể không yêu cầu kỹ thuật lạng da). 1.2mm – 1.5mm (bắt buộc phải thành thạo về kỹ thuật lạng da)
– Chất da: hơi đanh, cho đến đanh.
– Kích thước: 1.5-2pia (thực tế chỉ vào khoảng 1.2pia, nhưng các bạn nên mua dư vì mới làm rất dễ làm hư)
– Đục: đục tròn 1mm, đục trám 4mm, xiên 3.38mm.
– Chỉ: chỉ hồ số 6-7-8-9, chỉ sáp dẹt 0.6-0.8mm, chỉ sáp tròn 0.45-0.65mm.
♥ VÍ NỮ:


– Da: sáp, sáp ngựa điên, Veg-tan (đòi hỏi phải biết nhuộm hoặc mua Veg-tan nhuộm sẵn), Phullup, Nappa, Mil…
– Độ dầy: 1.2mm – 2mm (có thể không cần lạng da)
– Chất da: hơi đanh.
– Kích thước: 3-4pia (thực tế chỉ khoảng 2-3pia), nhưng các bạn nên mua dư vì mới làm rất dễ làm hư).
– Đục: tròn 0.8-1mm, trám 3-4mm. xiên 2.85-3.38mm.
– Chỉ: chỉ hồ số 4-5-6-7, chỉ sáp dẹt 0.6-0.8mm, chỉ sáp tròn 0.35-0.55m

Phân biệt Da Lộn và Da Nubuck

Trên thị trường có rất nhiều loại da, mỗi loại có đặc trưng riêng nhưng có 2 loại da mà chúng ta thường bị nhầm lẫn bằng mắt thường đó là Da Lộn và Da Nubuck. Trong bài viết ngày hôm nay Olug sẽ giúp các bạn cách phân biệt 2 loại da này.
2 loại da dễ gây nhầm lẫn là da Nubuck và da lộn, bởi vì chúng đều không phải dạng bóng ở bề mặt. Tuy nhiên đây là 2 loại da khác nhau và giá thành cũng chênh lệch với nhau khá lớn.
Thứ nhất là da Nubuck, loại da này là da Anilin được chà xát nhẹ trên bề mặt để tạo ra những lớp lông ngắn, mịn. Sờ vào rất êm nhờ cấu trúc chặt chẽ của các sợi da. Cũng vì lý do đó nên phần lớn loại da mình lấy về đều là da Nubuck, dù giá nó cao hơn các loại da khác.
Nhưng loại da Nubuck có độ dày khác nhau, bởi 2 con bò khác nhau thì da dày hay mỏng khác nhau là điều dễ hiểu. Nhưng chúng luôn có cùng 1 mức giá, và độ bền không ảnh hưởng bởi sự dày mỏng đó, chỉ là chọn như thế nào hợp với sản phẩm mình làm là được. Như làm bóp thì chẳng ai chọn Nubuck loại dày cả, bởi nó sẽ cộm lên trông rất xấu.
Và các tấm da Nubuck cũng không hoàn toàn là mịn giống nhau. 1 tấm da nguyên, tùy thuộc vào độ chà xát nặng nhẹ mà da đó có sợi mịn, bông hay là bóng. 
undefined
Đây cũng là da Nubuck, dù không nhìn rõ rợi lông và không mịn như ở hình trên
Đó là do da này chưa chà xát nhiều.
Thứ 2 là da lộn, nói một cách dễ hiểu thì là mặt trong của da lộn ra ngoài, chính là nó. Bạn lấy một tấm da bình thường rồi lật mặt trong lại, da lộn cũng giống như thế. Tuy nhiên da lộn để làm sản phẩm thì đã tách đi một lớp bề mặt ngoài, tức là cả 2 mặt đều là mặt trong, và được xử lý để trông không quá thô sơ. Nhìn qua nó khá giống da Nubuck, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy không mịn được như Nubuck, và độ bền cũng thua kém nhiều, bởi nó là lớp da phía trong, cấu trúc sợi lỏng lẻo chứ không bền được như da lớp ngoài.
undefined

Da lộn vốn rất dễ bị bẩn và dễ thấm nước, lại khó lau chùi, nhưng làm được nhiều kiểu sản phẩm rất đẹp mắt, và dễ may vá tạo kiểu hơn da Nubuck.

undefined

Da lộn là đây ạ

Da lộn thì bạn có cắt ngang tấm da ra cũng không thể nhìn thấy được lớp cứng như ở da Nubuck, tại vì vốn dĩ nó là da phía trong, không có lớp ngoài. Còn da Nubuck thì gồm cả lớp trong và lớp ngoài

Da Nubuck thì màu sắc không được đa dạng như da lộn, bởi da lộn dễ nhuộm màu hơn, và giá thành không cao, dùng để làm túi rất đẹp, nhưng về độ bền thì không thể bằng được da Nubuck.

Nguồn olug,vn

CÁC LOẠI DA HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG


Da được làm từ nhiều loài vật nhưng chủ yếu là từ các loài gia súc, dê, cừu.. Mặc dù như vậy nhưng da làm từ động vật nào cũng thế được chia thành những loại da khác nhau sau khi đã sử lí. Hôm nay trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiễu rõ hơn về các loại da

Mặc dù có rất nhiều loại da, nhưng một tấm da có thể được xếp thành 3 loại: 

  • Da Anilin: ​Là loại da tự nhiên nhất, có bề mặt tự nhiên nhưng lại dễ bị bẩn
  • Da bán Anilin:  Nằm giữa 2 loại còn lại, bề mặt có lớp phủ nhẹ
  • Da nhuộm ( có nhất bảo vệ ) :  Là loại bền nhất nhưng nhìn bề ngoài ít được tự nhiên, nó có một lớp phủ polyme
Loại da bạn chọn tùy thuộc vào vẻ ngoài mà bạn mong muốn sản phẩm và tính năng mà sản phẩm có.
…. Vậy, nếu bạn đang tính mua một bộ đồ da và bạn đã có một gia đình trẻ, thì một bộ da anilin có vẻ như không phải dành cho bạn! Nếu bạn nhing kĩ hơn lên nhãn hàng của món đồ da đó, bạn sẽ biết nó là loại da gì, nếu không, hãy hỏi người bán hàng!
Và giờ đây bạn đã biết chút ít về 3 loại da, nhưng để tìm hiểu cái gì tạo ra loại da anilin hay da nhuộm và tại sao có nhiều loại da lại bền bì hơn các loại khác, hãy tìm hiểu thêm về chúng.
Da Anilin là loại da nhìn tự nhiên nhất, với các đặc điểm bề mặt độc đáo còn sót lại của tấm da thô. Màu da chỉ được nhuộm mà không được phủ hay bảo vệ nào. Một lớp phủ nhẹ có thể được áp lên để làm nổi bật vẻ bề ngoài của nó và làm thành lớp bảo vệ chống dầu và bẩn.
Da bán Anilin bền hơn so với Anilin nhưng vẫn lưu giữ được một bề ngoài tự nhiên. Sở dĩ độ bền được tăng lên là nhờ vào lớp phủ nhẹ bề mặt có một lượng nhỏ chất bảo vệ. Điều natf đảm bảo cho màu sắc nhất quán và chống bẩn.
Da nhuộm (chất bảo vệ): Là loại bền nhất và được sủ dụng trong hầu hết các loại bọc xe hơi hay nội thất. Độ bền được tạo thành nhờ một lớp phủ polyme bề mặt có chứa các chất bảo vệ.
Lớp phủ bề mặt giúp kiểm soát nhiều hơn các thuộc tính của da, ví dụ như chống xước và phai màu.
Độ dày của lớp phủ có thể khác nhau, nhưng nếu nó dày hơn 0,15mm thì sản phẩm đó không thể được bán như là một sản phẩm ngành da ở Vương Quốc Anh, dựa trên luật bảo vệ người tiêu dùng.
Da nguyên tấm Full grain pigmented leather: Bề mặt được để nguyên vẹn trước khi áp lên một lớp phủ ngoài
Da đã qua chỉnh sửa, xử lý Corrected grain pigmented leather: Bề mặt được mài mòn để loại bò phần không hoàn hảo trước khi lớp phủ ngoài được áp lên. Sau đó một bề mặt vân da sẽ được rập nổi lên bề mặt. (bằng mắt thường không thể phân được 2 loại da trên)
Da phần lớp hoàn chỉnh: Phần giữ hoặc phần dưới tấm da với một lớp phủ polyme và rập nổi giống hệt với graun leather. Lớp da này chỉ nên được  sử dụng trong trường hợp ít chịu lựa bởi vì nó yếu hơn so với grain leather. ( bằng mắt thường không thể phân biệt được)
Da cổ xưa (two-tone or rub-off): Một hiệu ứng bề mặt đặc biệt được tạo ra để mô phỏng bề ngoài bị bào mòn độc đáo của các loại da truyền thống. Điều này đạt được là nhờ áp dụng một lớp phủ tương phản không đồng đều hoặc bị bào mòn từng phần để lộ ra phần nhạt màu bên dưới.
Da kéo căng: Còn được biết đến như da kéo bằng sáp hoặc dầu. Một tấm da tự nhiên bạc màu bị kéo giãn trong quá trinh sử dụng qua thời gian sẽ cho ra hiệu ứng bào mòn độc đáo.
Nubuck: Da nhuộm anilin được mài nhẹ trên bề mặt để tạo ra một lớp bông nhẹ. Trong nhiều trường hợp, vân da vẫn được nhìn thấy. Da bông mịn rất đẹp nhờ vào cấu trúc chặt chẽ của các sợi da.
Suede: Một lớp tách được mài mòn để tạo ra lớp như nhung đặc biệt. Da bông lên có nhiều vẻ ngoài khác nhau nhưng không thể như lớp bông của nubuck bởi cấu trúc sợi lông lỏng lẻo hơn
Full grain: để chỉ loại da không bị chà cát hoặc đánh bóng.
Da chà cát hoặc da đánh bóng: loại bỏ các khiếm khuyết của da, trừ trường hợp nubuck do chỉ đánh rất nhẹ
Rập nổi: Là tiến trinh ép nhiệt mỗi tấm da nhân tạo thành da. Nếu không được chà cát hay đánh bóng, miếng da sẽ được coi như là da nguyên. Quá trình này thường được áp dụng đối với da nhuộm bảo vệ nhưng cũng có thể được dùng cho analin và bán analin.

Nguồn olug.vn

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Sự khác nhau giữa thắt lưng da bò & thắt lưng da trâu

Có rất nhiều nhà sản xuất hiện nay đang sử dụng da trâu thay cho da bò để sản xuất dây thắt lưng da nhằm mục đích giảm giá thành của sản phẩm. Thông thường chiếc thắt lưng làm bằng da trâu giá thành thấp hơn một chiếc thắt lưng làm bằng da bò 20% -30%. Chất lượng và thẩm mỹ của da trâu thường kém hơn da bò khá nhiều. Tuy nhiên, khách hàng thông thường ít khi để ý đến vấn đề này và hầu hết mọi người mua phải thắt lưng làm bằng da trâu chứ không phải thắt lưng làm bằng da bò. Vì vậy, khi mua thắt

1. Thắt lưng da bò mềm mại hơn thắt lưng da trâu
Da bò có bề mặt da mịn, mát trong khi da trâu bề mặt da sần và thô ráp hơn. Lý do: Da bò mỏng và mềm, mịn hơn rất nhiều so với da trâu dày và khô ráp. Vì vậy khi quá trình thuộc da bò cũng cho ra sản phẩm tương tự là da mềm và mịn. Khách hàng có thể kiểm tra bằng cách sờ tay vào bề mặt của da, nếu cảm giác được độ mềm mại, mịn màng, không khô ráp thì da đó là da bò, ngược lại là da trâu.
2. Thắt lưng da bò có lỗ chân lông nhỏ hơn thắt lưng da trâu
Chúng ta cũng có thể phân biệt thắt lưng da trâu với thắt lưng da bò bằng cách kết hợp quan sát bằng mắt thường bề mặt trong và ngoài của da.
+ Đối với da bò: Da bò lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều, nhìn thấy được độ mịn của bề mặt da và nếu không quan sát thật gần thì không phát hiện ra các lỗ chân lông trên bề mặt của da. Đây là điều dễ hiểu bởi lẽ lông của con bò khi còn sống dày và nhỏ hơn rất nhiều so với lông trâu vì vậy khi thuộc thành da sản xuất đồ da, lỗ chân lông của da bò hầu như không còn tồn tại.



                                                                   Thắt lưng da bò
+ Ngược lại : Lông trâu thường thưa hơn nhưng lại to và cứng hơn nhiều so với lông bò, vì vậy quá trình thuộc da không thể làm biến mất hoàn toàn các lỗ chân lông này. Nếu quan sát kỹ bề mặt của da thắt lưng, khách hàng hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là da trâu và đâu là da bò.



Phân biệt
                                      

3. Vân thắt lưng da trâu và thắt lưng da bò
Thắt lưng da bò có vân nhỏ, nhiều và gần sát chi chít lại với nhau. Trong khi thắt lưng da trâu có vân to,ít và thưa. Vì thế khi phân biệt 2 loại này ta có thể gập dây cho vân dồn lại rồi quan sát.