Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Kiến thức đồ da cơ bản - Leather knowledge

SỰ THẬT VỀ "GENUINE LEATHER"
VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI DA



Thông thường phía dưới của thắt lưng hoặc bên trong sản phẩm da, chất lượng da được ghi là một trong ba loại sau: Genuine leathertop-grain leather hoặc full-grain leather
Nhưng ý nghĩa chính xác của nó là gì? Khi bạn đang mua cặp da, áo da hoặc giày da, bạn nên biết chính xác những gì cần xem trong sản phẩm da của bạn.




Genuine leather không chỉ có nghĩa là sản phẩm được làm từ da thật, mà nó cũng có nghĩa là một trong những sản phẩm kém chất lượng nhất làm từ da thật.

Genuine leather nói chung không bền hoặc đẹp như da chất lượng cao. Điển hình là bạn sẽ thấy nó trong thắt lưng ở các siêu thị, trong những đôi giày ở các siêu thị giá rẻ và túi xách hoặc sản phẩm khác ở phân khúc da giá rẻ.
Những sản phẩm có ghi Genuine leather sẽ là vài lớp da kém chất lượng được dán với nhau bằng keo, sau đó được sơn lên để trông giống da xịn.
Phân khúc da này thì có thể chấp nhận được nếu bạn đang tìm mua gì đó rẻ và không quan tâm lắm đến chất lượng. Nó sẽ không bền lắm, vì vậy, bạn không nên sử dụng nó hàng ngày.

(Bạn cảm thấy bối rối khi tìm hiểu về Genuine Leather? khi thì có nghĩa là các loại da thật, khi thì có nghĩa phân khúc da thật kém chất lượng? Giải thích chi tiết Ở ĐÂY)


Hình: Full-grain, Top-grain và Genuine leather
("Genuine Leather" từ ngữ thương mại, gần như nghĩa là Split/ Bicast Leather)


Top-grain leather là phân khúc da mà bạn sẽ tìm thấy trong những sản phẩm da “tốt” và nằm ở mức chất lượng “tốt” trong các loại da. Nó được sử dụng nhiều cho ví nữ, bao gồm cả những sản phẩm nhỏ cho phái nam như ví nam, những sản phẩm được bán bỡi các thương hiệu thiết kế nổi tiếng.
Nó được tách "lớp trên cùng" bên ngoài, phía trên lớp "top-grain" và xóa bỏ các tỳ vết trên da bằng cách chà nhám nhẹ, một vài sản phẩm được dập “hạt vân giả” lên bề mặt. Thông thường, sau đó nó được xử lý và nhuộm màu để cho ra sản phẩm có mặt da đẹp đồng nhất (không tỳ vết).
Thành phẩm sẽ không có tuổi thọ sử dụng quá lâu như full-grain và cuối cùng nhìn cũ đi sau thời gian sử dụng quá dài.
Tuy nhiên, thành phẩm của phân khúc da này sẽ là tuyệt vời, nếu bạn không quan tâm quá mức đến tuổi thọ hoặc khả năng chống bẩn.

Hình: Ví Da handmade AGB da Ý Top-grain. Loại da được sử dụng bỡi các thương hiệu nổi tiếng


Full-grain leather sẽ giữ lại toàn hạt da tự nhiên với tất cả các tỳ vết
Nó thường được sử dụng cho các danh mục da hạng nặng, như bao da vũ khí và thắt lưng tiện ích. Nhưng nó cũng có thể được sử dụng (rất thành công) cho thắt lưng, cặp da, giày, giày làm việc và nhiều sản phẩm da khác.
Loại da này giữ lại các tỳ vết tự nhiên của động vật như sẹo, nhưng sản phẩm từ những công ty cao cấp sẽ không sử dụng loại da bị tỳ vết này.
Loại da Full-grain, càng sử dụng lâu, thì lại càng đẹp. Nó được biết đến rộng rãi là loại da xịn và tốt nhất với giá cả cao nhất.
Thường giá của nó đắc hơn rất nhiều, bù lại Full-grain có tuổi thọ rất dài. Nếu bạn mua một sản phẩm được làm từ da Full-grain, bạn có lẽ sẽ sử dụng nó suốt đời nếu bạn sử dụng nó phù hợp.


Hình: sản phẩm cặp da được làm từ Full-Grain leather


Nếu có thể, bạn nên tránh sử dụng các loại da sau:

Bonded leather: da phế liệu và một số nguyên liệu khác được ghép lại bằng keo, trung bình khoảng 17% là da thật. Nói nôn na dễ hiểu, bonded leather giống như “ván ép”, nhưng thay vì gỗ, thì ở đây là da.

Patent leather: da được xử lý với bề mặt nhựa bóng

Corrected grain leather: loại da chất lượng thấp, được dập vân hạt da giả

Bicast leather: da đã bị tách mất lớp top-grain (lớp da bề mặt), sau đó dán một lớp polyurethane và dập hạt da giả để trông giống top-grain leather.

Suede leather (da lộn): loại da này có hai cách làm, một loại giống như top-grain leather nhưng lật mặt trong ra ngoài, loại da này rất bền giống top-grain (vì thật sự chính là da top-grain, nhưng sử dụng mặt trong). Cách làm thứ hai là con da đã bị tách lớp top-grain, và mặt tiếp theo chính là mặt ngoài của da. Loại da này thường có độ bền thấp.
Thông thường trên thị trường, khi nói đến Suede leather, thì chỉ được hiểu là loại thứ hai nên có chất lượng kém.

Metallic leather: là loại da được phủ trên bề mặt một lớp laminate. Da bên trong có thể là top-grain hoặc cũng có thể là da lộn, tùy thuộc vào nhà sản xuất. Da này không nhất thiết là kém, nhưng là loại da sử dụng cho những mục đích riêng biệt.


Hình: Một sản phẩm làm từ Metallic leather


Trên đây là một số loại da được phân loại dựa trên CHẤT LIỆU CẤU TẠO (các lớp da cấu thành). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thường thấy các khái niệm như Anilinepigmentednubuck… vậy đó là gì? Đó chính là cách phân loại dựa trên phương thức xử lý bề mặt của da. Chúng ta có các loại như sau:


Aniline (da full aniline/sauvarage): Chúng được phun, nhuộm aniline, trên bề mặt da không có lớp phủ màu, loại da này luôn giữ được sự mềm mại và bắt mắt, da này có độ xốp nên dễ thấm nước, có độ co giãn rất tốt, không hay bị gãy như các loại da khác. Nếu da không có khả năng hấp thụ độ ẩm, khí sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô và nứt nẻ. Thường Aniline được áp dụng để xử lý trên full-grain leather.


Hình: Sản phẩm làm từ da Aniline


Pull-up Aniline: loại da này tương tự loại da trên, tuy nhiên chúng được phủ thêm một lớp sáp hoặc dầu. Sở dĩ chúng được phủ thêm các lớp này vì chúng được thiết kế để có thể sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt hơn, lớp sáp sau này sẽ bị mờ dần, phai đi, lộ lớp da bên trong (dẫn đến tình trạng nứt da li ti hoặc màu sắc không đồng đều).

Semi-Aniline: là loại da khá mềm mại do được phủ một lớp bảo vệ rất mỏng trên bề mặt da. Da được bảo vệ lại mềm là sự lựa chọn không tồi cho khách hàng không thích da có lớp bảo vệ (khách hàng đam mê phong cách bụi bặm, tự nhiên của da thuộc).

Pigmented: Da loại này được can thiệp nhiều hơn các loại da trên với mục đích giảm thiểu các vết trầy xước, vết lỗi trên con da tự nhiên. Da được làm mịn và lên màu sắc tố đục, tạo vân, tạo nếp để màu trên toàn bộ con da được đồng nhất.

Nubuck (da StoneWashed hay da Chaps): Loại da này thường là top-grain, nhưng được xử lý bề mặt hạt của da trở nên mềm mịn như nhung. Nhiều người nhầm lẫn da nubuck với da lộn, nhưng đó là hai loại da khác nhau.


Hình: Một sản phẩm làm từ da Nubuck


Saffiano Leather: ban đầu, da Saffiano được sáng chế bỡi hãng Prada - Italia, làm từ da bê có chất lượng cao thuộc bằng thực vật (không sử dụng chất crom) và “Saffiano” nghĩa là phương pháp xử lý bề mặt da bằng cách dùng họa tiết vân chéo dập lên một lớp sáp tráng trên bề mặt của miếng da bê.
Ngày nay, loại vân chéo đặt trưng này được sử dụng rộng rãi trên nhiều loại da, bao gồm cả PU (giả da) và tất nhiên được sản xuất bằng nhiều cách và ở nhiều quốc gia khác nhau, mà tên gọi cuối cùng vẫn là Saffiano. Rõ ràng, chất lượng cũng sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.


Hình: Mẫu da Saffiano và vân chéo điển hình


Ngoài ra chúng ta còn gặp các khái niệm khác liên quan đến da như Faux leather (là các loại giả da, như PU hay simili), Exotic leather (là các loại da thuộc không phải là da bò), Hair on Leather (là loại da thuộc nhưng vẫn giữ lại lớp lông của con vật)

Theo BusinessInsider, LeatherFact và các tài liệu khác

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Một số thuật ngữ trong ngành da thuộc

Trong thế giới của con người có rất nhiều thuật ngữ khác nhau trong ngành khác nhau. Ví dụ như thuật ngữ trong ngành du lịch của Việt Nam chẳng hạn có từ " nội địa " nghĩa là người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt nam đi tham quan tại Việt Nam hay thuật ngữ trong ngành luật " đội dân phòng " là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú. Còn thuật ngữ trong ngành da thuộc là gì ? Dưới đây là tổng hợp 47 thuật ngữ trong ngành da thuộc mà bạn chưa biết.

giay da thuoc
  1. Aniline Dyed: Da được nhuộm xuyên suốt trong bể nhuộm và hoàn toàn không có chất phủ bóng bề mặt.
  2. Aniline: Da được nhuộm màu bằng cách chà hoặc phun màu lên bề mặt mà không có bất kì lớp phủ bóng bề mặt nào. Da này nhuộm không xuyên tâm.
  3. Belly: Phần da bụng của con vật, nằm giữa 2 chân trước và 2 chân sau.
  4. Buffed leather: Loại da mà bề mặt phía trên mặt cật đã được loại bỏ bằng máy bào hoặc bằng tay. (là loại da top-grain).
  5. Calf: Da của con bê (bò con) – là con bò chưa trưởng thành.
  6. Chrome re-tan: Da được thuộc xuyên suốt bằng muối crome trước, sau đó thuộc lại bằng thảo mộc hoặc các hóa chất khác để làm đa dạng tính chất của da, không nhất thiết là thuộc xuyên tâm.
  7. Chrome tanned: Da được thuộc hòan toàn bằng muối crome hoặc với một số chất phụ gia khác mà không làm thay đổi tính chất của da.
  8. Combination tanned: Da được thuộc bằng 2 hoặc nhiều cách khác nhau.
  9. Corrected Grain: Da đã được sửa lỗi bề mặt bằng cách bào hoặc chà lớp bề mặt cật để tạo thành bề mặt mới ít lỗi hơn.
  10. Cow hide: Da của con bò cái đã từng sinh sản.
  11. Crust: Da đã được thuộc nhưng chưa được xử lý bằng vật lý hoặc hóa chất (da mộc).
  12. Embossed leather: Da được dập vân giống vân thật của các loài động vật hoặc in họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt.
  13. Fat tanned: Quá trình thuộc da với chất thuộc là dầu, mỡ, chất béo từ động vật. Những chất này thấm sâu vào da và làm thay đổi cấu trúc collagen làm cho da không bị phân hủy.
  14. Finish: Thường là công đoạn cuối cùng của quá trình làm ra miếng da thành phẩm. Có thể là phun màu, đánh bóng, phủ bóng,..
  15. Fleshing: Quá trình lạng phần thịt, mỡ từ miếng da bằng tay hoặc máy lạng.
  16. Full grain: Là da mà giữ nguyên được mặt da tự nhiên, chỉ loại bỏ lông, không trải qua quá trình chà nhám hoặc lạng bề mặt.
  17. Grain: là các họa tiết đặc trưng bởi các lỗ chân lông của các loài gia súc, có thể nhìn thấy ở mặt ngoài của da sau khi đã loại bỏ lông (vân của da).
  18. Hand antiqued: Là quá trình dùng tay nhuộm lên bề mặt da bằng những màu sắc tương phản để làm nổi bật miếng da, miếng da thường sẽ có hiệu ứng cũ đi.
  19. Hand: là quá trình dùng tay để cảm nhận độ mềm, cảm giác từ da.
  20. Hide: là từ được gọi cho tấm da của các loại động vật lớn như bò, ngựa,..
  21. Leather: là từ dùng chung cho da của động vật sau khi đã thuộc làm thay đổi cấu trúc collagen của da tươi để nó không bị phân hủy.
  22. Liming: là quá trình làm sạch lông từ da tươi bằng các loại hóa chất.
  23. Milling: là quá trình mà da đã thuộc được bỏ vào thùng quay, kết hợp với nhiệt độ và nước phun sương để làm mềm da và tăng mật độ hạt.
  24. Natural Grain: vân tự nhiên, không trải qua các quá trình tạo vân khác bằng dụng cụ hoặc hóa chất.
  25. Nubuck: da đã được chà nhám bề mặt, mịn như nhung, thường có màu trắng hoặc được nhuộm màu.
  26. Patina: quá trình chuyển màu tự nhiên sau thời gian dài sử dụng với các tác nhân chính như nước, mồ hôi,.. gọi dân dã là “lên nước”.
  27. Pigment: là loại da được xử lý, chốt bề mặt bằng lớp phủ bóng dày.
  28. Printed Leather: da được in họa tiết, đa phần là dập vân, tuy nhiên cũng có loại in bằng máy in.
  29. Protected Leather: là loại da được phủ một số loại hóa chất đặc biệt có thể chống thấm nước, chống trầy xước. Đa phần loại da này được dùng cho việc bọc ghế salon, bìa sách, yên xe,...
  30. Pull-up: là da được nhuộm màu, ngâm trong sáp hoặc dầu, khi kéo dãn ra thì màu sắc tại vị trí dãn nhạt hơn xung quanh.
  31. Pure Aniline: là loại da chỉ được nhuộm xuyên suốt, trên bề mặt vẫn còn các dấu vết và tính chất tự nhiên.
  32. Raw Hide: da tươi chưa được thuộc, còn nguyên lông.
  33. Retanned: da được thuộc một lần nữa bằng phương pháp trước đó hoặc phương pháp khác.
  34. Sammiering: trong quá trình thuộc da, đây là công đoạn ép da cho ráo nước.
  35. Semi-aniline: là da đã được xử lý màu sắc bằng cách nhuộm xuyên tâm hoặc không xuyên tâm, có lớp phủ bóng mỏng trên bề mặt.
  36. Shrunk (en) grain: là loại da được thuộc và xử lý đặc biệt để tạo ra bề mặt có hạt và các đường rãnh tự nhiên.
  37. Side: Là một nửa của tấm da bên phải hoặc trái. (Tấm da nguyên cắt đường giữa theo dọc phần lưng).
  38. Split: Là quá trình lạng mỏng da thành các độ dày khác nhau.
  39. Suede Split: Là da lộn, là phếphẩm trong quá trình lạng da cho mỏng, đặc tính mịn như nhung.
  40. Suedelà da lộn, phần da còn lại sau quá trình chà nhám hết bề mặt cật, mịn như nhung.
  41. Tanning: Là quá trình làm cho da tươi thành da thuộc, dùng hòa chất và các tác nhân khác làm thay đổi cấu trúc collagen của da tươi để cho nó không bị phân hủy.
  42. Top Finished: là loại da được phủ lớp hóa chất lên bề mặt, ví dụ như phủ bóng, phủ màu, phủ sáp, phủ chống thấm,…
  43. Top Grain: là lớp tiếp theo của miếng da sau quá trình lạng hoặc chà nhám mà trong đó lông và lớp trên cùng của da đã bị loại bỏ.
  44. Vegetable Tanned: là cách thuộc da mà các tác nhân chính để thuộc được lấy từ thiên nhiên như tinh dầu, vỏ cây, lá cây, hoa, quả,..của các loại cây như thông, sồi, bạch đàn,..
  45. Water-resistant(repellent leather): da chống nước nhờ hóa chất chống nước hoặc da được ngâm trong dầu, sáp.
  46. Wax(ed) (waxy) Leather: Da thuộc bằng thảo mộc hoặc muối crome, được ngâm trong sáp, dầu với độ đậm đặc cao, điển hình là da cương ngựa Anh Quốc.
  47. Wet Blue Leather: Da được thuộc bằng muối crome nhưng chưa qua giai đoạn ép nước hoặc sấy khô. Da này thường có màu xanh lam nhạt 
Nguồn Sưu tầm!

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Kiến thức đồ da : GENUINE LEATHER

Chúng ta rất bối rối khi tham khảo ngữ nghĩa của “Genuine Leather”? Khi có lúc đó là từ dùng để chỉ tất cả các loại da thật, khi thì chỉ có nghĩa là loại da thật kém chất lượng nhất (Split / Bicast Leather).

Vậy nghĩa nào là đúng? Sự thật, cả hai nghĩa trên đều đúng, một nghĩa là nghĩa gốc của từ "Genuine Leather" và một nghĩa là "từ ngữ thương mại / quảng cáo" của các nhà quảng cáo.





“Genuine Leather”/ Real Leather / 100% Leather là từ để chỉ cho tất cả các loại DA THẬT, bao gồm da chất lượng cao Full-grain, Top-grain và cả da chất lượng kém là Split Leather – tức là phần da đã bị tách mất lớp top-grain giá trị (tham khảo thêm các loại da khác Ở ĐÂY).

Các nhà quảng cáo rất giỏi trong việc dùng từ ngữ để tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình và từ “Genuine Leather” là một trong số đó. “Genuine Leather” được các nhà quảng cáo sử dụng thường xuyên cho những loại da thật kém chất lượng “Split / Bicast Leather”, làm khách hàng nhầm lẫn và không thể phân biệt được da thật chất lượng cao và chất lượng kém. Chính vì sử dụng "Genuine Leather" thường xuyên cho “Split/ Bicast Leather”, dần dần làm biến đổi “ý nghĩa” của từ này. Ngày nay, Nhãn “Genuine Leather” trên các sản phẩm da chỉ là “từ ngữ quảng cáo” và gần như là để chỉ cho “Split / Bicast Leather”

Tất cả các sản phẩm ở phân khúc da tốt ngày nay, để tránh nhầm lẫn với da chất lượng kém, hầu hết sẽ được ghi cụ thể là Full-grain leather hoặc Top-grain leather.

Chính vì vậy, về mặt ngữ nghĩa thương mại ngày nay, khi bắt gặp nhãn “Genuine Leather” trên các sản phẩm da, thì gần như chắc chắn đó là da chất lượng kém (Split / Bicast leather) và đòi hỏi chúng ta phải xem xét cẩn trọng.

TÌM HIỂU VỀ TẤT CẢ CÁC LOẠI DA KHÁC: Ở ĐÂY

DA LỘN LÀ GÌ? CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHẤT LIỆU DA LỘN

DA LỘN LÀ GÌ? CÙNG TÌM HIỂU VỀ CHẤT LIỆU DA LỘN

Là một người yêu thời trang, một nhà thiết kế dệt may hay một người thích mua sắm thì chắc chắn sẽ biết đến thuật ngữ  “Da lộn – Suede leather”, một chất liệu được kết nối chặt chẽ với ngành công nghiệp thời trang.
da lộn là gì

Da lộn là gì?

Bên cạnh các chất liệu da thông thường như da trơn, da bóng. Bạn có thể nhìn thấy chất liệu sản phẩm làm từ da lộn trong các cửa hàng thời trang. Nhưng da lộn là gì và nó được tạo ra như thế nào? Đó là một câu hỏi phổ biến cần được một câu trả lời ngắn gọn và dễ hiểu.
Phương pháp tạo thành da lộn:
  • Phương pháp 1: Da lộn là bề mặt bên trong của da động vật, có thể nhìn thấy ở mặt dưới da và được lật ngược lại, trái ngược với da nubuk được làm từ bên ngoài.
  • Phương pháp 2: Một quá trình phổ biến và hiệu quả hơn được sử dụng bằng cách tách các phần hạt trên bề mặt da và để lộ phần mờ mờ chỉ để lấy được bề mặt bên trong. Cách này ta sẽ được da lộn cả 2 mặt trên dưới. Kỹ thuật thứ 2 này tạo ra một sản phẩm có chất liệu da mềm mại hơn, dẻo hơn.

Nguồn gốc của da lộn

Thật ngạc nhiên , da động vật đã được sử dụng để tạo ra quần áo và đồ gia dụng từ thời đồ đá xa xưa vì vậy da đã có lịch sử văn hóa lâu dài. Một sự thay đổi đáng kể đã xảy ra trong cuộc cách mạng công nghiệp thời trang , nơi có bán các loại hóa chất thuộc da có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra các sản phẩm da.
Trong thế giới hiện đại như ngày nay, da lộn ngày càng trở nên thân thuộc trong ngành công nghiệp thời trang và được coi là biểu tượng thời trang có tính chất tinh tế và sang trọng của nó. Da lộn cực kỳ linh hoạt – đặc tính của da lộn đã trở thành sự yêu thích cho các nhà thiết kế thời trang cao cấp

Da lộn trông như thế nào

Da lộn đem đến cảm giác sang trọng có một ngoại hình trang trí đẹp. Bề mặt da lộn trông giống như những sợi lông ngắn dày đặc. Khi da lộn được chải kỹ, nó có màu và hạt nhất quán. Đôi khi xuất hiện những màu tối hơn.
da-lon-la-gi
Da lộn cũng có thể được nhuộm. Trong khi màu sắc tự nhiên hầu hết các loại da là màu rám nắng

Thành phẩm của da lộn

Vì da lộn mềm và mỏng, rất tốt cho việc sản xuất quần áo. Phổ biến nhất trong sản xuất giày dép, túi xách, bọc đệm, bọc ghế, găng tay, rèm cửa và các phụ kiện khác và tạo nên một sản phẩm trên cả tuyệt vời.
chat-lieu-da-lon-la-gi
chat-lieu-da-lon-la-gi-1da-lon-la-da-gida-lon-la-da-gi-1

Các loại da lộn – da lộn được làm từ da nào?

Da lộn được làm từ nhiều loại da khác nhau, hầu như mọi động vật có thể được sử dụng để tạo nên da lộn, dưới đây là 3 loại da lộn được sử dụng nhiều nhất:
  • Da lộn từ da cừu
Chủ yếu được làm từ da cừu(vì chất liệu da lộn này sẽ nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn). Da lộn từ da cừu là một sản phẩm tuyệt vời với thời tiết mùa gió lạnh và ẩm ướt
  • Da lộn từ da heo
Cũng giống như da cừu, da lộn từ da heo cứng hơn chút, nhưng sẽ mang cho bạn một sản phẩm bền đẹp.
  • Da lộn từ da bò
Giống như da cừu, da bê sẽ mềm mại hơn da bò. Chất liệu da lộn từ da bò thô cứng hơn, nhưng tạo ra một sản phẩm rất bền.

Ưu và nhược điểm của da lộn:

Ưu điểm:

  • Da lộn dày hơn có thể bền hơn da thông thường
  • Đem đến cho người dùng cảm giác mềm mại và sang trọng
  • Bề mặt da chải mượt
  • Dùng để sản xuất những sản phẩm mang tính chất lâu bền

Nhược điểm:

  • Hấp thụ nước dễ dàng
  • Rất dễ bám bụi bẩn, và khó vệ sinh
  • Không có tính đàn hồi
  • Giá thành cao

Cách chăm sóc và bảo quản da lộn

Có một vài lời khuyên và thủ thuật bạn nên biết để chăm sóc cho những sản phẩm làm từ da lộn như sau:
  • Tuyệt đối không nên làm khô da lộn bằng máy sấy tóc hoặc hơi nóng bởi sẽ làm thay đổi cấu trúc của da
  • Dùng bàn chải da lộn(hoặc bàn chải đánh răng) để loại bỏ những vết bẩn bám trên bề mặt da lộn. Nhưng nếu vết bẩn khô cứng bám chặt, hãy dùng thử một ít giấm trắng và lau sạch bằng bàn chải nhé
  • Đối với trường hợp giặt các sản phẩm da lộn, nên sử dụng các loại xà bông, nước rửa chén bát hoặc nước giặt chuyên dụng cho da lộn và chải nhẹ bằng bàn chải, sau đó phơi nơi thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời.

Giờ đây bạn đã có một câu trả lời cho câu hỏi “da lộn là gì?”, “chất liệu da lộn là gì?” rồi đúng không.

(Nguồn https://sowon.vn )

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Các loại da giày cơ bản! (1 ROUGH OUT)

Từ thời xa xưa, loài người đã biết sử dụng da nai, da gấu để làm những đôi giày để chống tuyết trên những dãy núi Alps nước Ý. Mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng phương tiện và mục đích sử dụng da để che chắn đôi bàn chân bằng chất liệu da vẫn không thay đổi.
Da là một quá trình: có một mảng da -> phương pháp thuộc -> phương pháp xử lý, để phân biệt các loại da, cho tùy mục đích sử dụng. Sau đây là các loại da giày phổ biến nhất, được sử dụng từ những dịp bình thường, đặc biệt cho đến trịnh trọng:
1.ROUGH OUT Leather Shoes (Boots)
Nói một cách đơn giản thì rough out leather là full grain leather nhưng phía bề mặt da thô đưa ra bên ngoài, còn bề mặt mềm mịn là phía được lật bên trong.

Thoáng nhìn thì có vẻ giống da lộn (suede), nhưng lại hoàn toàn khác, ARSS sẽ đề cập sau ở phần suede bên dưới. Do được làm từ full grain leather (loại da tốt nhất), rough out leather thường được sử dụng làm giày boots di chuyển trên những vùng núi tuyết và được sử dụng rất nhiều bởi lính thủy đánh bộ, do chất lượng da rất tốt, dầy, bền dai và chịu ma sát rất cao (do là da full grain leather).

Họ không cần sáng bóng nên đưa lớp da thô ra ngoài để tăng độ thông thoáng cho giày, mặt trong là lớp grain mịn để chống dính cát và bụi bẩn. Ngày nay rough out leather ngày càng được áp dụng rông rãi cho lĩnh vực thời trang. Và giá của những sản phẩm từ full grain leather khá là đắt.

(Một đôi rough out boots như thế này không thể hoàn hảo hơn khi phối với jeans/khakis)
Quy trình vệ sinh một đôi  ROUGH OUT Leather Shoes!

(Nguồn Sưu tầm từ internet)
Vinh’S style
Website : http://vinhlifestyle.blogspot.com/
Facebook :
Cleanning shoes service : https://www.facebook.com/Vinhs-Anh-Đánh-Giày-274682946588943/
Phone Number: 090 . 63 . 777 . chin một