Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Một số thuật ngữ trong ngành da thuộc

Trong thế giới của con người có rất nhiều thuật ngữ khác nhau trong ngành khác nhau. Ví dụ như thuật ngữ trong ngành du lịch của Việt Nam chẳng hạn có từ " nội địa " nghĩa là người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt nam đi tham quan tại Việt Nam hay thuật ngữ trong ngành luật " đội dân phòng " là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú. Còn thuật ngữ trong ngành da thuộc là gì ? Dưới đây là tổng hợp 47 thuật ngữ trong ngành da thuộc mà bạn chưa biết.

giay da thuoc
  1. Aniline Dyed: Da được nhuộm xuyên suốt trong bể nhuộm và hoàn toàn không có chất phủ bóng bề mặt.
  2. Aniline: Da được nhuộm màu bằng cách chà hoặc phun màu lên bề mặt mà không có bất kì lớp phủ bóng bề mặt nào. Da này nhuộm không xuyên tâm.
  3. Belly: Phần da bụng của con vật, nằm giữa 2 chân trước và 2 chân sau.
  4. Buffed leather: Loại da mà bề mặt phía trên mặt cật đã được loại bỏ bằng máy bào hoặc bằng tay. (là loại da top-grain).
  5. Calf: Da của con bê (bò con) – là con bò chưa trưởng thành.
  6. Chrome re-tan: Da được thuộc xuyên suốt bằng muối crome trước, sau đó thuộc lại bằng thảo mộc hoặc các hóa chất khác để làm đa dạng tính chất của da, không nhất thiết là thuộc xuyên tâm.
  7. Chrome tanned: Da được thuộc hòan toàn bằng muối crome hoặc với một số chất phụ gia khác mà không làm thay đổi tính chất của da.
  8. Combination tanned: Da được thuộc bằng 2 hoặc nhiều cách khác nhau.
  9. Corrected Grain: Da đã được sửa lỗi bề mặt bằng cách bào hoặc chà lớp bề mặt cật để tạo thành bề mặt mới ít lỗi hơn.
  10. Cow hide: Da của con bò cái đã từng sinh sản.
  11. Crust: Da đã được thuộc nhưng chưa được xử lý bằng vật lý hoặc hóa chất (da mộc).
  12. Embossed leather: Da được dập vân giống vân thật của các loài động vật hoặc in họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt.
  13. Fat tanned: Quá trình thuộc da với chất thuộc là dầu, mỡ, chất béo từ động vật. Những chất này thấm sâu vào da và làm thay đổi cấu trúc collagen làm cho da không bị phân hủy.
  14. Finish: Thường là công đoạn cuối cùng của quá trình làm ra miếng da thành phẩm. Có thể là phun màu, đánh bóng, phủ bóng,..
  15. Fleshing: Quá trình lạng phần thịt, mỡ từ miếng da bằng tay hoặc máy lạng.
  16. Full grain: Là da mà giữ nguyên được mặt da tự nhiên, chỉ loại bỏ lông, không trải qua quá trình chà nhám hoặc lạng bề mặt.
  17. Grain: là các họa tiết đặc trưng bởi các lỗ chân lông của các loài gia súc, có thể nhìn thấy ở mặt ngoài của da sau khi đã loại bỏ lông (vân của da).
  18. Hand antiqued: Là quá trình dùng tay nhuộm lên bề mặt da bằng những màu sắc tương phản để làm nổi bật miếng da, miếng da thường sẽ có hiệu ứng cũ đi.
  19. Hand: là quá trình dùng tay để cảm nhận độ mềm, cảm giác từ da.
  20. Hide: là từ được gọi cho tấm da của các loại động vật lớn như bò, ngựa,..
  21. Leather: là từ dùng chung cho da của động vật sau khi đã thuộc làm thay đổi cấu trúc collagen của da tươi để nó không bị phân hủy.
  22. Liming: là quá trình làm sạch lông từ da tươi bằng các loại hóa chất.
  23. Milling: là quá trình mà da đã thuộc được bỏ vào thùng quay, kết hợp với nhiệt độ và nước phun sương để làm mềm da và tăng mật độ hạt.
  24. Natural Grain: vân tự nhiên, không trải qua các quá trình tạo vân khác bằng dụng cụ hoặc hóa chất.
  25. Nubuck: da đã được chà nhám bề mặt, mịn như nhung, thường có màu trắng hoặc được nhuộm màu.
  26. Patina: quá trình chuyển màu tự nhiên sau thời gian dài sử dụng với các tác nhân chính như nước, mồ hôi,.. gọi dân dã là “lên nước”.
  27. Pigment: là loại da được xử lý, chốt bề mặt bằng lớp phủ bóng dày.
  28. Printed Leather: da được in họa tiết, đa phần là dập vân, tuy nhiên cũng có loại in bằng máy in.
  29. Protected Leather: là loại da được phủ một số loại hóa chất đặc biệt có thể chống thấm nước, chống trầy xước. Đa phần loại da này được dùng cho việc bọc ghế salon, bìa sách, yên xe,...
  30. Pull-up: là da được nhuộm màu, ngâm trong sáp hoặc dầu, khi kéo dãn ra thì màu sắc tại vị trí dãn nhạt hơn xung quanh.
  31. Pure Aniline: là loại da chỉ được nhuộm xuyên suốt, trên bề mặt vẫn còn các dấu vết và tính chất tự nhiên.
  32. Raw Hide: da tươi chưa được thuộc, còn nguyên lông.
  33. Retanned: da được thuộc một lần nữa bằng phương pháp trước đó hoặc phương pháp khác.
  34. Sammiering: trong quá trình thuộc da, đây là công đoạn ép da cho ráo nước.
  35. Semi-aniline: là da đã được xử lý màu sắc bằng cách nhuộm xuyên tâm hoặc không xuyên tâm, có lớp phủ bóng mỏng trên bề mặt.
  36. Shrunk (en) grain: là loại da được thuộc và xử lý đặc biệt để tạo ra bề mặt có hạt và các đường rãnh tự nhiên.
  37. Side: Là một nửa của tấm da bên phải hoặc trái. (Tấm da nguyên cắt đường giữa theo dọc phần lưng).
  38. Split: Là quá trình lạng mỏng da thành các độ dày khác nhau.
  39. Suede Split: Là da lộn, là phếphẩm trong quá trình lạng da cho mỏng, đặc tính mịn như nhung.
  40. Suedelà da lộn, phần da còn lại sau quá trình chà nhám hết bề mặt cật, mịn như nhung.
  41. Tanning: Là quá trình làm cho da tươi thành da thuộc, dùng hòa chất và các tác nhân khác làm thay đổi cấu trúc collagen của da tươi để cho nó không bị phân hủy.
  42. Top Finished: là loại da được phủ lớp hóa chất lên bề mặt, ví dụ như phủ bóng, phủ màu, phủ sáp, phủ chống thấm,…
  43. Top Grain: là lớp tiếp theo của miếng da sau quá trình lạng hoặc chà nhám mà trong đó lông và lớp trên cùng của da đã bị loại bỏ.
  44. Vegetable Tanned: là cách thuộc da mà các tác nhân chính để thuộc được lấy từ thiên nhiên như tinh dầu, vỏ cây, lá cây, hoa, quả,..của các loại cây như thông, sồi, bạch đàn,..
  45. Water-resistant(repellent leather): da chống nước nhờ hóa chất chống nước hoặc da được ngâm trong dầu, sáp.
  46. Wax(ed) (waxy) Leather: Da thuộc bằng thảo mộc hoặc muối crome, được ngâm trong sáp, dầu với độ đậm đặc cao, điển hình là da cương ngựa Anh Quốc.
  47. Wet Blue Leather: Da được thuộc bằng muối crome nhưng chưa qua giai đoạn ép nước hoặc sấy khô. Da này thường có màu xanh lam nhạt 
Nguồn Sưu tầm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét